Thursday, February 13, 2025

THƯ NGÕ






THƯ NGÕ,


Thân gởi tất cả anh chị em toàn Cơ Quan,


Cơ Quan vừa trải qua một thử thách hết sức nặng nề có thể ảnh hường đến sự tồn vong của Sứ mạng Cơ Quan PTTGLDD, lẫn cơ đạo chung.


Trước nguy cơ đó, nếu chúng ta không bình tỉnh tìm ra giải pháp thích đáng mà quá dao động nội tâm, vô tình hay cố ý làm cho tập thể/cá nhân hoang mang, phát sinh những động thái nong nỗi, hậu quả nội tình trở nên phức tạp, CQ sẽ như con thuyền không bến (!)


Nếu phải bó tay, thì từ trên xuống dưới đều phải thọ tội duới chân Thầy và Đức Giáo Tông, và không còn mặt mũi nào nhìn lại đàn em đang trông chờ sự dẫn dắt trên đường hoằng giáo độ nhân như bài nguyện CQ mà tất cả luôn tâm niệm.


Bản thân tôi, với trách nhiệm gọi là đàn anh, ngày đêm trăn trở, mà có lẽ nhiều anh chị em cũng vậy, cố tìm phương giải quyết, nhưng trước cảnh nhân tâm bất nhất, núi sông ngăn cách, không thể quy trách núi cao hay sông cạn, mà phải làm sao bắt được nhịp cầu “hòa ái” để cho sông núi nối liền. Anh chị em cũng đã nghe, đã thấy nhắc đến hai chữ “hòa ái” chân tình này trực tiếp hoặc gián tiếp, còn thêm hai chữ “thanh tịnh” nữa, quả là cẩm nang của người tu, hơn nữa là người tập rèn tâm hạnh đại thừa.


Nhưng, thiển nghĩ, không chỉ nói “hòa ái”, hay “thanh tịnh” mà không giương cao ngọn cờ SỨ MẠNG CƠ QUAN để làm chủ định duy nhất và hiệp nhất thì rất khó hay không thể thanh tịnh hòa ái bởi núi vẫn là núi, sông vẫn là sông. Dù sao mỗi người có cái duyên bước vào Cơ Quan chính vì đã thấy và đã hướng về ngọn cờ thiêng liêng ấy.


Tuy nhiên, gặp thử thách trên thực tế, nhiều khi chúng ta không tự chủ được khi bị ngoại cảnh, tha nhân tác động, trở nên chấp ta, chấp người; quên nhìn về chủ hướng ban đầu từng tâm niệm dưới lá đạo kỳ. Chớ bảo nói dễ làm khó, chúng ta đã từng vượt khó để vào Đạo, vào CQ tu học, vượt được bởi đã lập chí hy sinh; hy sinh những ham muốn thường tình, hy sinh từ cái rất nhỏ để cẩn ngôn cẩn hạnh, hy sinh ý kiến tư hữu để hòa đồng, sự nhường nhịn thừa hưởng vật chất để giúp người, giúp đời; rồi nguyện hy sinh cả cái tài, cái danh, quyền chức. Thiển nghĩ người nhân viên CQ nào cũng đã từng hy sinh nhiều ít thì khi gặp thử thách lớn, mạnh dạn hy sinh hơn nữa mới bảo toàn được Tôn chỉ. Chúng ta đã chẳng từng nguyện “ Nguyện đem cả tài danh quyền chức, nguyện xem thường vật chất hồng mao. QUYẾT TÂM XÂY DỰNG PHONG TRÀO, hóa hoằng Chánh pháp xóa màu tang hương “ đó sao ?


Chúng ta nói CQ đang trải qua thử thách trầm trọng, nhưng đồng thời cũng chịu thử thách vô cùng nghiệt ngã của trận dịch Covid-19. Qua đó chúng ta hãy học bài học xương máu của lòng hy sinh cao quý chống dịch của toàn thể cộng đồng xã hội trên thế giới. Điều gì đã nhất loạt gợi lên lòng hy sinh phổ quát đó? Phải chăng là tình thương, là trách nhiệm làm người trước sự sống còn của hàng vạn người vô tội? Thế giới đang rất khâm phục những nghĩa cử cá nhân hay tập thể ấy, nhất là lấy Việt Nam làm tiêu biểu. Vậy về phía người đạo chúng ta, lòng hy sinh tự ngã của chúng ta cho Lý tưởng Đại Đạo há thua kém người đời hay sao?


Sau lúc sôi nổi ban đầu, bây giờ bình tâm nghĩ lại, sau cuộc thử thách, chúng ta sẽ được gì và mất gì? Có thể chúng ta vừa lòng với cái được vô thường mà quên cái mất hằng thường; mất rồi không thể đi đâu tìm lại được đâu ! Vì chúng ta đã tự đánh mất chúng ta! Có lần Ơn Trên dạy phải tu học hành đạo sao cho “được Trời, được Đạo, được tâm”. Những điều đó Cơ Quan đã từng được, liệu sẽ còn chăng ? Xin đừng nói “còn được cây đuốc trên tay”, coi chừng nó sắp tàn ruội rồi vì “Tâm” và “Đạo” là năng lượng không còn thì đuốc kia chỉ là ngọn đèn leo lét mà thôi !


Nghĩ như vậy không phải bi quan hay mất niềm tin, CQ vẫn đang là một tập thể được chọn. Những hàng tiền bối tiền nhiệm từng là các bậc hy sinh khai sơn phá thạch, nhiều vị đương nhiệm đã từng hiến dâng hơn nửa đời người vẫn đang tiếp tục hiến dâng. Những bậc phụ huynh nhà đạo đang truyền thừa sứ mạng tiếp nối, những gáo sĩ, tu sĩ ưu tú hiến dâng trọn đời cho Chánh Pháp Đại Đạo, những đạo hữu nhân viên đức tin kiên cố . . .Tin rằng hầu hết vẫn đang chung hủy nhứt tâm lo gì đạo nghiệp không thành.


Ôi ! biết bao lời dạy của Ơn Trên từ gần 100 năm qua trong toàn đạo, nhất là vô cùng ưu ái hơn 50 năm qua cho CQ, không lẽ nhất đán vì những giờ phút nong nỗi nào đó mà chịu gát lại như đóng tro tàn hay sao? Hãy nhớ rằng, chúng ta đang viết lịch sử cho chính mình, đừng để nhỏ lên những giọt mực làm hoen ố những trang sử Sứ mạng cứu độ Kỳ Ba.


Trở lại vấn nạn lần này, thật ra những người trong cuộc đều bị thử thách mà đáp số không phải ai thắng ai, ai hơn ai; có lẽ chỉ người tự thắng là sáng giá. Ngoài ra đừng ai phán xét ai cả, vì mình còn chưa biết mình làm sao biết người mà phán xét. Người tu phản tỉnh xét mình sẽ tự soi rọi bằng giới luật. Đức Long Hoa Giáo Chủ có dạy “ . . . kẻ phá giới là kẻ tự đoạn dứt con đường trở lại. Nhưng kẻ phạm giới mà lòng biết chút xấu hổ, cũng còn cứu được, ngại cho kẻ phạm giới mà lòng lờn lả, không hổ thẹn, không còn biết lồng lộng sáng soi, mà còn che phủ một miếng vải thưa trước cả mọi người, kẻ ấy làm sao có sự an ổn trong lòng mà không sống trong rối loạn” ( Huyền Quan Đàn, 01-01 Bính Thìn, 31- 01- 1976)


Vậy, nếu lấy “Thanh tịnh” làm tiền đề, “bình đẳng” là chủ trương, “Hòa ái” làm phương châm, mới đạt được “hợp tác”giữa cộng đồng. Đó là đường lối vượt qua thử thách thành công. Bài học “hợp tác” chống dịch vừa qua, sở dĩ thành công nhờ ở tinh thần vô tư, vô phân biệt, phá chấp, đạt đỉnh nhân văn rạng ngời.


Nhìn lại nội tình Cơ Quan, cần ý thức rằng tất cả những gì vô thường: nghe vô thường, thấy vô thường, “lên mạng” vô thường dù muốn dù không sẽ trôi qua như dòng nước dưới cầu, cái còn lại là trách nhiệm người hiến dâng trước Cơ Đạo, trước Sứ mạng Cơ Quan PTGLĐĐ. Hỡi Anh Chị Em, tuổi đời có hạn, tuổi đạo còn non, chúng ta không thể dậm chân tại chỗ chỉ vì những biến hiện vô thường làm phiền não nhất thời mà vô tâm nhục chí!


Rất ngẫu nhiên, đến đây lại nhớ đến đoạn thánh ngôn của Đức Long Hoa Giáo Chủ rất trùng hợp với tình huống mà mọi người đang trăn trở: “ Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn lướt được, dù phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu cũng không làm sao triệt thối được tâm đạo con người giải thoát. Bởi kẻ còn cống cao là còn chấp mạnh, chấp chặt vào cái gì thì cái đó bị trước, bị ngăn, thì khổ não phiền còn thiêu đốt, lửa vô minh cháy cả trí khôn. Chấp danh lợi ái ân, danh lợi ái ân mất đi mà khổ, chấp pháp quyền hình tướng kinh giáo chùa am, pháp quyền hình kinh chùa am mất đi mà lòng khiếp đởm bỏ tu chối Đạo”


Sau cùng, xin nói thật tình, không dám “lên mặt dạy đời”, chỉ đem mấy phút dâng trào tâm đạo, chia sẻ tâm tư cùng anh chị em, gọi là “Thư ngõ” hầu giao cảm giữa đồng đạo đồng tâm. Mong anh chị em bỏ qua điều chi chưa được hài lòng. . .Thân ái chào anh chị em


Thiện Chí viết xong lúc 2g30 sáng ngày thứ năm 30 tháng Tư năm 2020




















Monday, April 27, 2020

NHẬT KÝ CUỐI MÙA DỊCH 27-4-2020



Nhat ký cuôi mùa dịch (27-4-2020)
Giao cảm:trải nghiệm trận dịch lần này, nhiều người bày tỏ tâm tư rằng tuy đời sống phải chịu đựng những hạn chế nghiêm nhặt bất thường mọi mặt nhưng bù lại, cao trào chống dịch cũng cho ta những bài học thực tế trong quan hệ giữa cộng đồng xã hội, giữa các quốc gia dân tộc, mà bài học được nêu lên hàng đầu là lòng bao dung, hòa ái và hợp tác trước nguy cơ đe dọa sự sống còn của nhân loại.
Đó là nhận thức tổng quát giữa cộng đồng, nhưng giữa con người và con người, không phải lúc nào cũng êm đẹp, vẫn thường xãy ra va chạm gây tổn thương nặng nhẹ về tình cảm, danh dự hay quyền lợi, dẫn đến chia rẽ, thậm chí ân oán hận thù làm cho mọi đối tượng đều phiền não, bất an, cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa cao quý và hạnh phúc. . .
Thế nên, dưới đây, xin chia sẻ đồng cảm với những suy tư trên bằng các bài sưu tập tư tưởng đạo đời, để cùng nhau suy ngẫm làm bài học để đời cho bản thân.
*  *  *
Muốn soi sáng cho đời thì tất phải có ngọn đèn trước đã.
Tịnh Đường Tý thời ngày 23-10 Nhâm Dần (1962)

Hiệp Thiên Đế Quân,

Chư hiền đã có tâm lo cho Đạo Trung Hưng nhưng sức người có hạn mà sự thử thách lại càng tinh vi, lòng dạ của người rất đa đoan phức tạp. Xem lại lich sử các bậc Thánh triết ngày xưa đã bao phen lo xây dựng cho đời trở về Đạo. Đại đức đại lực đại hùng như Đức Phật Tổ Thích Ca mà còn bị người mưu toan giết hại, đức lớn như Thánh Khổng Tử còn bị giam cầm ở Trần Thái, Jesus Christ chịu nạp mình rồi bị đóng đinh nơi thập tự giá, xem như thế thì các hiền dù phải bị người sỉ nhục, đó cũng là một bài học để bước vào trường thi, có gì đâu mà ưu phiền ngần ngại.
Hiệp hòa là một điều tốt đẹp, từ xưa đến nay loài người vẫn được tôn trọng nhưng sách đã nói “Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa” nếu hòa mà không đồng trên một chí hướng hay tư tưởng thì có hòa cũng chẳng đem lại được lợi ích gì, mặc dầu không đồng, người quân tử cũng phải lấy lòng không bụng trống mà ở với người. Phật đã thường dạy cho đệ tử: “Thượng oán tứ dữ thượng lạc” người ta thường oán ghét mình bao nhiều thì mình lại càng đem tình thương sự sống mà trả lại, như thế sự oán kia mới mong tiêu được, mối thị phi mới không còn thêm ra nữa.
Đạo mục đích ra đời là để cứu cho đời đến chỗ tận thiện tận mỹ. Không chỉ lo cho đời được no ấm là xong mà điều cốt yếu là để cứu cho đời thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, ai nấy cũng được chứng quả Phật Tổ Như Lai Bồ Tát.
Nền Đạo Trung Tông Thầy đã vạch định rõ ràng là giữa Công truyền và Tâm truyền không thể thiếu một được. Nếu trong hai phần ấy mà không giữ được trọn vẹn thì không còn cái nghĩa của cái chữ Trung Tông nữa.
Từ ngày nền Đạo ra đời, bước đầu tiên Thầy đã lo cho cơ Đạo, không khéo do lòng dục của người vì ngã tướng sắc danh mà đưa cơ Đạo đến ngày phải bị thất lạc chơn truyền nên Thầy đã trao phần tâm truyền bí nhiệm cho Ngô Đại Tiên đảm nhiệm. Cơ Đạo đến đây Thầy đã kết liền làm một, quyết không để canh cải rẽ chia, nếu trong hai phần đó thiếu đi một phần thì nền Đạo của Thầy không thể thành tựu được.
Đạo thành là cốt ở người thanh tịnh, thanh tịnh là đầu mối xây nên vũ trụ vạn vật. Vạn vật trở về với nguyên thủy cũng cốt ở chỗ thanh tịnh mà thôi, người mà thanh tịnh thì Trời đất cũng hiệp về, sự thanh tịnh ở đâu thì cơ mầu nhiệm của Trời đất cũng ở đó mà lòng người cũng hướng về nên Lão Quân đã nói: Nhơn năng thường thanh tịnh thiên địa tất giai qui” là ý nghĩa đó vậy.
Chư hiền nơi đây cố gắng thực hiện cho được những điều Lão đã nói. Các bậc đại giác thường nguyện nếu độ không được chúng sinh thì nguyện không thành chánh vị. Có được đại nguyện như thế thì mới thành Đạo. Nhưng có được lời nguyện thốt ra như thế là tâm đã có được những gì để cứu độ cho người, cũng như muốn soi sáng cho đời thì tất phải có ngọn đèn trước đã.
Bây giờ đời đã quá đen tối, chư hiền là những ngọn đèn soi dẫn, nếu chỉ có đèn mà đèn không sáng thì làm sao mà soi dẫn được, vì thế cho nên phải tu, tu là làm cho lòng mình được thanh tịnh, có thanh tịnh thì mới cảm giao cùng Trờ Đất, người vật. Kẻ nào không thanh tịnh dù cho có tài năng trí lực đến đâu cũng chỉ là vật vô dụng cho đời mà thôi.
Không thanh tịnh, cứu cho mình còn không được, mong gì cứu cho đời. Chính bậc đại căn như A-Nan có huệ trí ghi nhớ bậc nhất trong hàng Thinh Văn mà còn bị Phật cứu ra khỏi nạn Ma Đăng Già thay. Huống chi những kẻ thiếu đức thiếu tu mà nói đến việc truyền Đạo giữ Đạo là việc giả dối. . .

Bậc trí giả khoan dung, hòa ái vì luôn nghĩ cho người, quyết không phải đớn hèn, nhu nhược
06/04/18, 10:30
Tào Bân là đại thần khai quốc của triều đại nhà Tống. Ông có công thống nhất Tây Vực và Nam Đường. Mặc dù Tào Bân là đại tướng quân oai phong lừng lẫy thiên hạ, nhưng ông lại có tính cách hiền hậu, nhân từ, luôn biết nghĩ cho người. 
Khi Tào Bân trấn giữ ở Từ Châu, có một tên quan nhỏ phạm tội. Chiếu theo quân pháp thì người đó phải bị trừng trị nghiêm khắc. Tào Bân cũng biết điều đó, định tội cho anh này nhưng lại không thi hành án phạt, có ý tha bổng.

Tào Bân
Viên quan nhỏ này thấy Tào Bân xử sự như vậy thì cho rằng ông là người hèn yếu, nhu nhược, có thể dễ dàng qua mặt được. Vì thế, viên quan này này tiếp tục không xem quân pháp ra gì, lại tái phạm nhiều lỗi lầm. Một năm sau, Tào Bân hạ lệnh bắt giam viên quan này lại và nghiêm khắc trừng trị.
Cao Bin scth.jpgMọi người thấy Tào Bân hành xử như vậy thì lấy làm khó hiểu lắm, hỏi rằng: “Nếu như tên tiểu quan kia thực sự có tội không thể tha, thì vì sao ngài lại tha cho hắn một năm rồi mới xử phạt?”.
Tào Bân bèn giải thích: “Lúc ấy ta nghe nói anh ta mới cưới vợ. Nếu như trừng phạt anh ta thì sẽ khiến cho người trong nhà họ nghĩ rằng vừa cưới được một cô con dâu không ra gì, chỉ mang lại xui xẻo, sẽ suốt ngày trách mắng cô ấy. Vậy thì cô gái ấy làm sao mà sống nổi? Cho nên, ta đem chuyện đó hoãn lại một năm, chứ không phải vì thế mà phá hỏng quân pháp”.

Mọi người nghe xong mới thấu hiểu lòng nhân từ của ông và không ai còn cho rằng ông là người hèn yếu nữa.

Tuesday, June 18, 2019

Sự sống


SỰ SỐNG
Thiện Chí
Nhà bác học - cũng là linh mục- Teilhard de Chardin đã chứng minh rằng sự sống đánh dấu bước tiến hóa(TH) vĩ đại của vũ trụ.

Theo ông, vạn vật tiến hóa từ những cấu tử bất động đến những cấu tử "sinh động". Những cực vi trùng là mhững chứng nhân của sự xuất hiện sự sống đầu tiên. Vũ trụ đòi hỏi trái đất phải trãi qua hai ngàn triệu năm mới có sự sống sơ khai xuất hiện và hai ngàn triệu năm nữa để có những sinh vật đơn tế bào, rồi năm trăm triệu năm sau mới phát sinh các sinh vật đa tế bào tức là thực vật và động vật .

Theo Teilhard, vạn vật không chỉ hiện hữu và tiến hóa theo hai vhiều vô cùng lớn và vô cùng nhỏ, mà còn có chiều thứ ba : vô cùng phức tạp. Chính trong chiều vô cùng phức tạp này, một tiềm năng đồng thời tăng sinh cho đến mức độ biểu hiện được, để làm một bước thăng tiến huy hoàng cho sự sống. Tiềm năng đó chính là năng lượng trí năng phát triển song song với năng lượng cơ học của sự sống. Ta có thể gọi tiềm năng đó là điểm Đạo trong sự sống. Lúc sinh vật người đầu tiên xuất hiện là lúc điểm Đạo ấy hiển lộ ra thành ý thức.
Do đó , trên đường TH của vũ trụ vạn vật, nếu sự xuất hiện mầm sống đầu tiên là một điều kỳ diệu, thì sự xuất hiện loài người là điều kỳ diệu thứ hai. Ông gọi khởi điểm xuất hiện sự sống là "điểm sinh hóa" (point de vitalisation), và khởi điểm của sự xuất hiện loài người là "điểm nhân hóa" (point d’homonisation).
Các biểu hiện của sự sống
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà sinh học, sự sống được đánh giá bằng các tiêu chí dưới đây:
1.    Trao đổi chất: toàn bộ các hoạt động hóa học của cơ thể sinh vật.
2.    Sự nội cân bằng: xu hướng các sinh vật tự duy trì môi trường bên trong ổn định: các tế bào hoạt động ở mức cân bằng và ổn định ở một trạng thái nhất định.
3.    Sự tăng trưởng: tăng khối lượng chất sống của mỗi cơ thể sinh vật.
4.    Đơn vị tổ chức: cấu trúc được bao gồm một hoặc nhiều tế bào - đơn vị cơ bản của cuộc sống.
5.    Sự đáp lại: đáp lai các kích thích khác nhau từ môi trường bên ngoài.
6.    Sự sinh sản: gồm sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
7.    Sự thích nghi: khả năng cơ thể có thể sống bình thường trong một môi trường nhất định.
Các giả thuyết hay các phát hiện về sự xuất hiện của sự sống là như thế, dù giới khoa học gia ngày nay vẫn còn bàn cải, chúng ta cũng gặp được đâu đó trong giáo lý các tôn giáo quan điểm về “sự sống”.
_Trước hết, câu Thánh kinh Ki Tô giáo: “ Ta là đường đi, là lẽ thật và sự sống
 "Tôi sống nhưng không phải tôi, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi". (Thánh Phao lồ):
(Galata 2,20 Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.)

_Giáo ;ý Cao Đài : Sự Thương Yêu
 ( lời dạy của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế )
Sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn khôn Thế giới. Có thương yêu, nhơn loại mới hòa bình, Càn khôn mới an tịnh. Ðặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, mới giữ bền cơ sanh hóa
. . .Thầy là Cha của sự sống. Vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng tận. Cái sống của cả chúng sanh, Thầy phân phát khắp Càn khôn Thế giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm. Nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q1,1928,TT. Cao Đài Tây Ninh)
_ Đức Diêu Trí Kim Mẫu:
“ Đạo là như vậy đó con ôi !
Đạo ở lòng son ở đất trời,
Từng nhịp hơi đưa, từng nhịp sống;
Chan hòa vũ trụ chẳng riêng nơi.”
                    x x x
Cõi hậu thiên, thân sanh vào đó,
Điểm tiên thiên sẵn có nơi thân;
mầm sống là nguyên thần,
Là Trời, là Đạo, là Nhân của Người.”[1]

Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo: “ Quyền Pháp là tình thương và sự sống
Phụ chú bài Tượng truyện Quẻ Kiền : “ Quyền là tình thương, pháp là sự sống. Nếu tình thương không đủ cảm hóa, thì quyền ấy hóa ra quyền lực thế gian thì sẽ càng làm cho nhơn sanh dưới quyền bị sự đau khổ, gây nên tai hại. Nếu sự sống không chảy đến cho các nẻo mát mẻ ở lòng người thì tâm linh bị khô héo, mà pháp trở thành yêu thuật bàng môn [ . . .] (Dịch Kinh Huyền Nghĩa, Minh Lý Đạo)
Đức Trần Hưng Đạo : . . “.Nếu con người nhận thức được bản thể tự tính của con người thì các thay đổi của ngoại cảnh không bao giờ chi phối được con người vào chỗ trầm luân sa đọa. Nếu con người không nhìn rõ lại tự tính hằng hữu Thượng Đế giáng trung, để hoàn cảnh ngoại vật chi phối, thì dầu ở được trong khung cảnh tự tôn, hay trong vòng giới luật, cũng chịu phủ mờ sau lớp vô minh để lung lạc tinh thần, phân phân bất nhứt.” (Minh Lý Thanh hội, 07-4 Tân hơi ,01-5-1971)
Qua các lý thuyết khoa học và giáo thuyết tôn giáo nêu trên, cho thấy “sự sống”, dưới góc độ biểu hiện của sinh vật,  có nguồn gốc và sự phát triển của một chuổi chuyển hóa sinh học; trong khi từ góc nhìn siêu hình học, sự sống phát sinh từ điểm đạo tiềm ẩn với tiềm năng sinh hóa rất kỳ diệu mà thánh giáo gọi là “Nguyên thần, là Trời là Đạo, là Nhân của Người”

 Ảnh: Thiện Chí (Nguồn sống thiên nhiên, 2019)



[1] Đức Diêu Trì kim Mẫu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 13 tháng 8 Kỷ Mùi (3-10-1979)

Sunday, November 05, 2017

BA3N THỂ LUẬN ĐÔNG PHƯƠNG
https://thuvienhoasen.org/a28741/ban-the-luan-phat-giao-trong-kinh-vien-giac-kinh-hoa-nghiem-kinh-lang-nghiem

 Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông
Một trong những quan điểm tiêu biểu của người Trung quốc cổ đại về bản thể luận là quan điểmvề Đạo của Lão Tử.  Theo Lão tử, “Đạo” là cái có trước trời đất, trống không và lặng yên nhưng lại có ở mọi nơi, là nguồn gốc của vạn vật. Nó là sự thống nhất của thế giới, là bản nguyên sâu kín, huyền diệu mà từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể được sinh ra. Đạo là thực thể vật chất của khối “hỗn độn”, “mập mờ”, “thấp thoáng” không có đặc tính, không có hình thể, nhìn không nhìn thấy, nghe không nghe thấy, bắt không bắt được, chẳng thể gọi tên. Nó tồn tại bất luận con ngườinhận thức được hay không. Ở khía cạnh bản thể luận, khái niệm “đạo” của Lão tử được đề cập ở ba khía cạnh là thể, tướng và dụng. Những quan điểm này của Lão tử, nếu gạt bỏ những điểm hạn chế về thế giới quan và lập trường duy tâm, đã phần nào tiêu biểu cho cho những quan niệmbiện chứng đầy tinh tế và bí hiểm của người phương đông. Quan điểm này vừa thể hiện quan điểm trực quan nguyên sơ của người trung quốc cổ đại nhưng lại hàm chứa trong đó những đoán định, cảm nhận sâu sắc về sự tồn tại và biến hoá của vũ trụ, điều chỉ xuất hiện khi tư duy trừu tượng đạt tới trình độ cao. Học thuyết Âm dương - Ngũ hành lại hướng đến việc lý giải sự tồn tạicủa thế giới trong sự tương tác của các yếu tố tự nhiên trong thế giới mà thành. Các quan điểmnày hướng tới việc phân tích sự tác động của các yếu tố cơ bản có trong tự nhiên tạo thành sự vật (học thuyết ngũ hành) hay là sự liên hệ, tương tác giữa hai mặt đối lập, hai thế lực vật chất cơ bản để tạo nên vũ trụ (học thuyết âm dương).               
 Nho giáo, với nội dung chủ yếu thiên về giải quyết các vấn đề chính trị- xã hội và con người nên đưa ra những quan niệm khác khi lý giải về bản nguyên của tồn tại. Theo Mạnh Tử cái nội tâm chủ quan bên trong là bản thể tự tại, thuộc về tiên nghiệm, vượt ra khỏi phạm trù không gianthời gianvật chấtvận độngĐạt đến đó là con người có thể thông quan với trời đất, hoá sinh ra vạn vậtTâm là cái chủ thể trong mỗi con người, là cái thần linh có đủ mọi lý mà trời phú cho con người để hiểu biếtứng đối với vạn vậtvạn sự.  Tâm có quan hệ với Tính. Tính là cái lý hoàn toàn của tâm. Đem cái tâm tính ấy mà ứng xử với vạn vật bên ngoài là tình. Chỉ có cái tâm đó thì mới biết được tính của ta và của vạn vật..v.v..
Các nhà triết học ở Ấn độ cổ đại ban đầu lại quan niệm bản thể của thế giới chính là các vị thần có tính chất tự nhiên. Họ tin tưởng, gửi gắm tâm hồn, cuộc sống tự nhiên của mình vào thế giới các vị thần ấy. Về sau, quan niệm tự nhiên về các vị thần dần dần mờ nhạt, thay vào đó “là những nguyên lý trừu tượng duy nhất tối cao được coi là nguồn gốc vũ trụ và đời sống con người. Đó là “thần sáng tạo tối cao” Brahman và một tinh thần tối cao Brahman”. Bước chuyển về mặt nhận thức này của người Ấn độ cổ thể hiện bước chuyển từ thế giới quan thần thoại (với việc giải thíchtính muôn vẻ, cụ thể của thế giới qua biểu tượng các vị thần có tính chất tự nhiên) đến thế giớiquan triết học (bằng việc dần phát hiện ra cái chung, cái bản chất như là bản nguyên tối cao của thế giới).
2.2. Những phạm trù cơ bản về bản thể luận trong triết học Phật Giáo
2.2.1. Quan niệm về “Tâm”, “Chân như - Thực tướng”, “Pháp”, “nhân duyên”, “sắc - không”
Theo quan niệm của phật giáobản thể là căn bản tự thể của các pháp, mà pháp là từ chỉ chung hết thảy mọi sự vật, hiện tượng, dù là to nhỏ, hữu hình, vô hình, chân thựchư vọng. Từ bản thểhay chân không, do vô minh, vọng động mà xuất hiện chúng sinh, các chúng sinh sau khi giải thoát lại trở về hoà nhập với bản thể tuyệt đối này. Bản thể  được hiểu là TâmĐây chính là bản chất tồn tại của thế giới. Cái Tâm ban đầu vốn tròn đầy, yên tĩnh, chưa xao độngBản thể của Tâm được ví như mặt nước lặng trong, do gió thổi (vọng tâm sinh khởi) mà tạo ra sóng to, sóng nhỏ, bọt, bong bóng… Gió ngừng thổi thì sóng hết, bọt tan chúng lại trở về với mặt nước yên lặng. Đó chính là bản thể của nó. Vậy Tâm là cái bất biến, có sẵn, không thay đổi. Những biểu hiện biến đổicủa tâm là do có tác động từ bên ngoài, có sự tiếp xúc của “lục căn” (cơ quan cảm giác chủ quan) với “lục trần” (thế giới khách quan) làm xuất hiện tâm với tính cách là ý thức chủ quan làm tâm xao độngchạy theo cái ảo, giả mà sinh ra “tham”, “sân”, “si”... Phật giáo còn đưa ra quan niệm “Nhân duyên” như là một yếu tố cấu thành nên tồn tại. Theo quan niệm của phật giáo, tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô cùng lớn đều không thoát khỏi sự chi phối của luật nhân duyênNhân duyên là những điều kiện cần thiết để phát triển.
2.2.2. Tư tưởng về “Vô ngã”, “ Vô thường”
Tư tưởng về bản thể luận của triết học Phật giáo còn được thể hiện qua các tư tưởng: “vô ngã” , “ vô thường”. Phật dạy vạn vật chuyển biến không ngừng trong từng satna (từng giây, từng phút. Thậm chí chỉ bằng cái nháy mắt). Từ con người cho đến vũ trụ vạn vật đều vận hành theo quy luật: thành, trụ, hoại, không (hoặc sinh, trụ. dị, diệt) được ví như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay sinh, già, bệnh, chết. Trong bốn thời kỳ đó, thời kỳ Trụ lại là hết sức ngắn ngủi, chỉ bằng một satna. Tức là mọi hiện tượng đang tồn tại thực tế trước mắt không phải là cố định mà ở trên một dòng biến đổi thường xuyênvĩnh viễn vô thủy, vô chung. Vì thế gian vô thường nên mọi vật đều vô tự tính (không có tự tính hay là không có bản thể riêng). Đó chính là sự vô ngã (anatman) ở con người. Phủ nhận Atman và thuyết linh hồn vĩnh cửu của Upanishad, Phật giáo cho rằng không có một cái ngã thường hằngbất biến ở con người và vạn vật trong vũ trụ. Trong dòng chảy của đời sốngcon người chỉ là tập hợp của ngũ uẩn thập nhị sứ, thập bát giới tạo thành cái ngã giả tạm với hai phần: thân và tâm. Thân là sự kết hợp của tứ đại (địa, thuỷ, hoả, phong). Tâm là sự phối hợp của sáu căn tiếp xúc với sáu trần và sáu thức phân biệt được chia thành bốn loại: thọ, tưởng, hành, thức. Các yếu tố đó kết hợpluân chuyển cho nhau mà tạo thành. Khi nhân duyên đầy đủ thì hợp thành, khi nhân duyên hết thì tan rã.  .